Ngày đi siêu âm và biết mình mang thai bé gái, Linh hơi "chột dạ" vì Hải - chồng cô là con trai trưởng, cháu đích tôn của dòng họ nên ông bà nội chắc phải mong thằng cu lắm. Ấy thế mà trái với suy nghĩ của cô, bố chồng khi nghe tin lại vui mừng ra mặt: "Hồi trước bố chỉ mong có đứa con gái mà mẹ mày lại đẻ toàn giai, bây giờ có cháu gái thì còn gì bằng". Suốt thời gian mang bầu, Linh cũng vô cùng cảm động vì bố chồng luôn quan tâm, thường xuyên mua đồ ăn cho cô bồi bổ, lo hết cho vợ chồng cô từ tiền siêu âm, tiền sắm sửa đồ đạc cho con đến tiền đi đẻ. Cứ nghĩ là số mình may, mình sướng nhưng sau khi sinh con cô mới hiểu, việc bố chồng cưng cháu quá, "cuồng" cháu quá chưa chắc đã phải là điều tốt, thậm chí nhiều lúc còn khiến mình muốn... phát điên.
Biết bố chồng khó tính lại hay bị bệnh vặt, nên khi ông "dáo trước" là sẽ đón tay khi cháu vừa sinh, hai vợ chồng Linh bàn nhau từ chối khéo ông bằng cách nói rằng tuổi ông - tuổi cháu không hợp nhau, và sẽ nhờ sếp - cũng là anh kết nghĩa của chồng Linh làm bố đỡ đầu và đón tay con, ông đã tỏ ra không vui vẻ nhưng vẫn đồng ý. Ấy vậy mà đến thời khắc cô y tá vừa mới bế con ra cho người nhà, và bố đỡ đầu còn chưa kịp bước lên xoè tay ra, thì bố chồng đã nhanh chân nhanh tay tiến ra đón cháu rồi "phán" luôn: "Cháu ông ông đỡ, cần gì nhờ ai con nhỉ" khiến anh sếp cứ đứng ngẩn tò te, còn chồng Linh chỉ còn nước... kiếm lỗ nẻ mà chui xuống cho đỡ ngại.
Chuyện chăm con, từ việc lớn đến việc nhỏ, việc gì bố chồng cũng "có ý kiến" (Ảnh minh họa).
Bố chồng đã về nghỉ hưu, có nhiều thời gian rảnh nên những ngày đầu tiên sau sinh còn đau đớn, Linh nghĩ mình thật may mắn được nghỉ ngơi nhiều vì cả ngày được ông phụ bế cháu, cho cháu ăn cháu ngủ. Thế nhưng những ngày tiếp theo bắt đầu trở nên bất tiện bởi: "Bố chồng, con dâu mà cả ngày ở cùng trong một cái phòng nhỏ, rồi còn những lúc mình vạch áo cho con ti, hay con ngủ muốn tranh thủ nằm ngủ nhưng ông cứ ngồi đấy cũng ngại". Nhiều lần, Linh nói khéo với bố chồng rằng: "Con tự trông cháu được, ông cứ về nghỉ ngơi, khi nào cháu thức thì ông vào chơi với cháu, hoặc khi nào cần con sẽ gọi ông", nhưng hễ cứ ra chưa đầy 10 phút kiểu gì bố chồng cũng quay lại vì: "Chỉ thích ngồi với cún con của ông thôi".
Không chỉ có thế, trẻ con đêm hôm mấy lần sục sạo, lần nào bố chồng cũng chạy sang xem cháu ông thế nào, đến khi cháu ngủ lại rồi mới chịu về phòng. "Mình biết ông quý cháu nên mới như vậy, và những ngày chồng mình ở nhà thì mình thấy cũng chẳng sao nhưng có những hôm chồng phải trực đêm không về, ông cứ sang như vậy thực sự cảm thấy bất tiện lắm" - Linh chia sẻ.
Chuyện chăm con, từ việc lớn đến việc nhỏ, việc gì bố chồng cũng "có ý kiến" vì cho rằng Linh là "mẹ đoảng". Những lúc con ăn ngoan, chơi ngoan thì không sao, nhưng chỉ cần con không may bị trớ, hay con gắt ngủ, hờn khóc, là kiểu gì ông cũng gắt gỏng: "Sao lại làm nó trớ", "Sao lại để nó khóc lâu thế" và chốt lại bằng câu: "Có mỗi việc cho con ăn/ru con ngủ mà cũng không xong, đúng là mẹ vứt đi". "Áp lực hơn là những khi con ốm con đau, con nũng nịu đã mệt mỏi áp lực lắm rồi mà bố chồng cứ nói ra nói vào. Ông thương cháu mình hiểu, nhưng con mình, chả lẽ mình không thương bằng ông hay sao?" - Linh chia sẻ thêm.
Buổi tối đón con lên phòng, chưa được bao lâu lại thấy ông gõ cửa... vào chơi (Ảnh minh họa).
Ngày đầu tiên phải xa con để đi làm từ sáng đến tối mới về, Linh chờ đợi từng giây từng phút để được ôm hôn con, hít hà con cho đỡ nhớ. Vậy mà vừa về đến nhà, bố chồng vẫn giành bế cháu, rồi sai con dâu hết việc nọ đến việc kia. Buổi tối đón con lên phòng, chưa được bao lâu lại thấy ông gõ cửa... vào chơi. Con ở nhà với ông bà nhiều, theo ông hơn theo mẹ nên ông rất tự hào, ai đến cũng khoe: "Nó chẳng cần mẹ, chỉ cần ông" khiến không ít lần Linh tủi thân phát khóc.
Nhà nội và nhà ngoại cách nhau có mấy chục cây số, mà từ lúc sinh xong đến nay, lần nào xin cho cháu về chơi ông cũng tìm đủ mọi lý do để không cho đi: Lần thì cháu còn bé, không cho đi ô tô sợ say sợ mệt; lần thì là cháu vừa mới ốm tuần trước, giờ cho đi sợ ốm lại khổ thân, rồi lần khác ông bảo: "Ông bà ngoại vừa mới đến chơi, gặp cháu rồi để từ từ hãy về". Thậm chí, đến khi không còn lý do gì để để nói, ông bèn đưa ra "sáng kiến": " Cháu nó còn bé quá, nếu con nhớ nhà thì cứ… về một mình, để nó ở đây bố trông cho”.
"Mỗi lần thế này, mình lại phải nghĩ đến chuyện của đứa bạn thân, vì sinh cháu gái nên hai tháng rồi mà ông chưa một lần hỏi han, bế ẵm, cũng chả thèm nhìn mặt cả mẹ lẫn con để tự an ủi rằng ông mình quý cháu là còn may, còn hạnh phúc chán, chứ không thì tức mà phát rồ lên mất"
Bạn có thể xem thêm:
- Những cách trị tàn nhang sau khi sinh hiệu quả nhất
- Những cách trị tàn nhang đơn giản hiệu quả 2016
- Những cách trị tàn nhang và vết thâm 2016
0 nhận xét :
Đăng nhận xét